Loa luôn là một trong những thiết bị âm thanh quan trọng nhất trong hệ thống, với nhiệm vụ nhận tín hiệu cuối cùng và chuyển các tín hiệu đó thành âm thanh phát ra. Cách bảo quả và sử dụng loa của chúng ta sẽ góp phần không nhỏ tác động vào khả năng trình diễn cũng như độ bền của loa. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm bảo quản loa cho các bạn.
Những hệ thống âm thanh gia đình, dù cho hiện đại hay "bình dân" thì nó cũng luôn rất quan trọng, tâm đắc đối với người sở hữu, đòi hỏi người sở hữu phải đầu tư tiên của lẫn công sức ra để có thể sở hữu. Vì vậy nếu chúng ta biết cách bảo quản và tuân thủ theo các quy trình vận hành của nó thì sẽ bảo đảm cho loa khả năng trình diễn cùng tuổi thọ sử dụng lâu nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm bảo quản các sản phẩm này, đặc biệt là những ai mới bắt đầu tiếp xúc với các thiết bị âm thanh này. Sau đây sẽ là một vài kinh nghiệm cá nhân của mình trong việc bảo quản loa.
Chú ý sự tác động của ánh sáng đến loa
1. Không để loa và các thiết bị âm thanh vận hành trong điều kiện quá nóng
Thói quen của nhiều người khi sử dụng các thiết bị trong hệ thống âm thanh đó là chồng các thiết bị này lên nhau. Lý do cho việc này đó là làm như vậy sẽ tiết kiệm được vị trí, và dàn âm thanh cũng "hoành tráng" hơn nhiều. Tuy nhiên thì cần phải chú ý ở một số điểm sau đây: Ở một số thiết bị, hệ thống tản nhiệt (làm mát) được thiết kế đặt ngay bên dưới, và nếu không biết điều này mà chồng các thiết bị này lên các thiết bị khác sẽ vô tình bịt kín các lỗ thoát nhiệt trong các thiết bị này, dẫn đến nhiệt độ không những không thoát ra ngoài, gây nóng bên trong thiết bị mà còn góp phần truyền nhiệt xuống gây ảnh hưởng cho thiết bị bên dưới. Một vài lần vô tình thì không có gì quá nghiêm trọng, nhưng nếu điều này xảy ra liên tục thì sẽ gây giảm tuổi thọ cho các thiết bị này, cũng như có thể gây hư hỏng các linh kiện bên trong như sò, công suất, ổn áp... rất nhanh.
Ngoài ra một số nơi còn bán các ngăn kính hình hộp bịt kín 6 mặt, người dùng khi sử dụng các loại ngăn kính này cũng sẽ gây ảnh hưởng cho các thiết bị trong hệ thống âm thanh, vì nhiệt độ không thể thoát ra ngoài được, làm cho quá trình vận hành ngày càng nóng hơn. Hoặc cũng có trường hợp để các ampli đèn, ampli class A, cục công suất (ampli công suất) gần các thiết bị khác. Các ampli bóng đèn và ampli bán dẫn class A, thậm chí cả ampli công suất, thường toả ra một nhiệt lượng khá lớn, nếu để quá gần các thiết bị khác sẽ làm ảnh hưởng tới các thiết bị đó. Sai lầm phổ biến thường gặp là đặt ampli công suất bên dưới preampli. Nên biết rằng, nguyên lý hoạt động của hệ thống tản nhiệt trong ampli công suất là làm cho nhiệt lượng thoát lên trên theo phương thẳng đứng. Vì thế nếu đặt ampli công suất dưới preampli hoặc bất kỳ một thiết bị khác sẽ làm cho thiết bị đặt bên trên ampli công suất "lãnh đủ" nhiệt lượng toả ra. Giải pháp tốt nhất là bạn nên đặt thiết bị toả ra nhiều nhiệt lượng ở trên cùng của giá đặt thiết bị, trong một không gian thoáng đãng. Nếu ampli của bạn đã không có sẵn quạt gió bên trong thì lý tưởng nhất là tự trang bị một quạt gió để "làm mát" cho nó. Ngoài ra, nên sắm một kệ kê máy chuyên dụng, hoặc đơn giản hơn là tự làm lấy một kệ máy chắc chắn và thoáng đãng, hợp thẩm mỹ để phục vụ mục đích này.
2. Đừng để loa có độ nhạy thấp phải "đói" công suất
Để loa tại không gian sạch sẽ, thoáng đãng
3. Chú ý sự tác động của ánh sáng tới loa
Rất ít người dùng chú ý đến yếu tố này, nhưng nó lại là tác nhân gây ảnh hưởng khá lớn đến kết cấu của loa. Các loại loa có gân loa làm bằng cao su hoặc xốp sẽ rất dễ bị phân hủy khi có tia cực tím tác động tới. Trong ánh sáng mặt trời có một lượng tia cực tím và điều này chắc chắn sẽ gây tác động xấu và làm quá trình phân hủy này diễn ra nhanh hơn. Tương tự là ánh sáng từ đèn Neon cũng gây tác động như ánh sáng mặt trời. Vì vậy tốt nhất nên có những biện pháp bảo vệ khi phải để hay sử dụng loa ngoài trời, cần che chắn tốt cho loa nhằm hạn chế sự xâm nhập của tia cực tím.
4. Đừng cố sử dụng 1 ampli cho quá nhiều loa
Mặc dù không phải là quá thiếu thốn nhưng đôi lúc chúng ta có thói quen tận dụng triệt để những gì mình sẵn có chứ không muốn phải tốn thêm chi phí đầu tư mua thêm. Chính vì thế nếu thấy 1 ampli có thể sử dụng cho nhiều loa thì cứ thế mà xài chứ không hề chú ý đến công suất giữa loa và ampli. Nhưng nếu ampli của bạn không đủ công suất và trở kháng ra lớn thì chắc chắn việc "kéo" quá nhiều loa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh cũng như tuổi thọ của loa lẫn ampli.
Đừng cố sử dụng 1 ampli cho quá nhiều loa
5. Lưu ý đấu nối dây, tránh làm ngắn mạch
Ngắn mạch là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên trong các hệ thống điện, dẫn đến chảy dây dẫn, nặng hơn là hư hỏng luôn cả thiết bị. Thông thường các loại ampli đời mới luôn được thiết kế các bộ phận bảo vệ khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch, do sơ suất của người dùng trong đấu nối dây loa. Tuy nhiên thì không thể chủ quan với hiện tượng này, đặc biệt là trong khi sử dụng dàn âm thanh. Việc rút ra cắm vào jack loa trong khi đấu nối các thiết bị nếu vô tính làm hai đầu jack chạm vào nhau thì sẽ tạo nên hiện tượng ngắn mạch và làm hỏng ampli chỉ trong tích tắc.6. Tác động từ bụi bẩn
Bụi bẩn dường như là "kẻ thù" của không chỉ loa mà còn của các thiết bị điện tử. Khi mạch điện bị bụi bẩn bám nhiều vào bề mặt thì sẽ gây giảm khả năng truyền dẫn của mạch điện. Cách tốt nhất là nên dành thời gian để có thể vệ sinh loa, cũng như các thiết bị trong dàn âm thanh, tùy vào mật độ sử dụng, để bảo quản tốt hơn cũng như tăng tuổi thọ cho loa và dàn âm thanh.
7. Chú ý đến độ ẩm
Khu vực phía Bắc có 4 mùa, nóng về mùa hè, lạnh khô về mùa đông, ẩm ướt khi vào xuân, hơi nước tích tụ sẽ bám lên mặt của các mạch điện. Loa nói chung cần được chống ẩm và sưởi ấm thường xuyên. Riêng ở khu vực phía Nam, hai mùa mưa nắng đều có cùng độ ẩm thì công việc bảo quản và sử dụng loa có dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do khí hậu toàn cầu thay đổi, tùy theo tuổi loa và chất liệu gỗ làm loa, bạn cần có biện pháp tăng cường chống ẩm cho những đôi loa cũ. Nước cơ bản là chất dẫn điện rất tốt nên sự tích tụ hơi nước trên mặt các mạch điện sẽ có thể gây hiện tượng chập do ngắn mạch, và gây hư hỏng cho một số thiết bị, thậm chí là những thiết bị âm thanh đắt tiền. Cách khắc phục yếu tố này đó là có thể sử dụng gói chống ẩm trong các loại thùng loa được làm bằng gỗ ép, còn các loại gỗ khác thì tùy nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể tăng cường thêm các vật liệu như cát, bọt, nhựa, mút xốp hoặc bông gòn để bảo quản loa tốt hơn. Còn nếu muốn bảo đảm hơn thì có thể sử dụng thì tốt nhất dùng máy sấy để sấy thật khô bề mặt của các bo mạch và các linh kiện thành phần trong thiết bị điện tử.
Đó là một vài mẹo nhỏ, kinh nghiệm bảo quản loa của mình rút ra sau một thời gian dài tiếp xúc và sử dụng, hy vọng nó cũng sẽ giúp ích được cho các bạn đạt hiệu quả sử dụng cao nhất với dàn âm thanh của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét