Hướng dẫn setup một hệ thống âm thanh thông báo

Một hệ thống âm thanh thông báo tại các siêu thị, bệnh viện, xí nghiệp hoặc những khu công nghiệp... thường bao gồm rất nhiều loa, và do không gian tại những nơi này rất rộng lớn nên khoảng cách giữa các loa là rất xa nhau. Vậy phải làm sao để tín hiệu âm thanh không bị suy hao trong quá trình truyền đi một khoảng cách xa như vậy? Đó phụ thuộc vào cách người kỹ thuật viên âm thanh setup và tùy chỉnh bộ dàn. Bài viết này sẽ hướng dẫn setup một hệ thống âm thanh thông báo một cách đơn giản và hiệu quả nhất. 

huong dan setup mot he thong am thanh thong bao
Hệ thống âm thanh thông báo thường bao gồm nhiều loa

Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thiết lập một hệ thống âm thanh thông báo đó là phải lựa chọn những thiết bị phù hợp nhất. Người dùng cần phải mua chính xác các loại loa và ampli được thiết kế dành riêng phục vụ cho những nhu cầu như thế này. Một chiếc loa có tính hợp tính năng giảm suy hao âm thanh do khoảng cách xa, một ampli điện thế sử dụng được nhiều loa... là những sự lựa chọn phổ biến cho các hệ thống âm thanh thông báo. Vì mục đích chính khi sử dụng các hệ thống âm thanh thông báo như thế này là để thông báo về một vấn đề nào đó, nên âm thanh cần phải to, rõ chứ không cần phải nghe hay như những dàn âm thanh dành cho nghe nhạc, xem phim hoặc biểu diễn.
Những bộ khuếch đại âm thanh công cộng thường có ngõ ra cho loa theo dạng trở kháng thấp (ví dụ như 4Ω, 8Ω, 16Ω..) và ngõ ra trở kháng cao sử dụng điện thế cho loa thông báo (ví dụ như 70V, 100V), ngõ ra trở kháng thấp thường được sử dụng để kết nối ít loa (từ 1 đến 4 loa) và khoảng cách giữa ampli với loa phải ngắn (khoảng 10m).
so do he thong am thanh thong bao
Hình ảnh minh họa về một hệ thống âm thanh thông báo

Còn ngõ ra trở kháng cao thì thường sử dụng khi kết nối với nhiều loa và ở một khoảng cách xa. Loa điện thế là một lựa chọn tối ưu để kết hợp với các ngõ ra trở kháng cao. Đối với hệ thống âm thanh công cộng, để tránh việc đấu nối sai và đạt hiệu quả truyền thanh, thông báo thì nên sử dụng loa trở kháng cao là tốt nhất.

Kết nối loa trở kháng thấp: (thường là những dòng loa nghe nhạc, loa sân khấu)

Cần phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của ampli thông báo, khi tổng trở kháng loa thấp hơn tổng trở kháng ra của bộ ampli thì sẽ dẫn đến kết quả là hoạt động không ổn định và bộ ampli hoạt động sai chức năng.
Khoảng cách nối giữa ampli và loa là nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách lớn hơn, công suất ra từ ampli sẽ làm nóng dây dẫn, và không thể cung cấp đủ công suất cần thiết cho loa hoạt động.
Loa hội trường Soundking FP205T giảm suy hao tiếng do khoảng cách xa

Kết nối loa trở kháng cao:

Trong hệ thống âm thanh công cộng, để bao phủ một diện tích rộng nên khoảng cách nối dây loa là rất lớn. Vì vậy người ta thường dùng kết nối trở kháng cao. Trong tất cả các loa có biến áp sẽ được mắc song song, tránh sử dụng những loa này với loa không có biến áp.
Ở kết nối trở kháng cao, khi bạn mắc các loa song song, nó sẽ rất hữu hiệu khi thiết kế sao cho tổng đầu vào loa nhỏ hơn công suất ra của tăng âm. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính toán trở kháng phức tạp.
Chúc các bạn có thể setup một hệ thống âm thanh thông báo thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét