Hiện nay, trong bất cứ dàn âm thanh chuyên nghiệp nào cũng đều có riêng một hoặc vài chiếc loa sub(loa siêu trầm), chuyên đảm nhận nhiệm vụ xử lí các âm thanh trầm. Tuy nhiên với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về âm thanh thì đây còn là một khái niệm tương đối mới. Vì thế bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về loa sub và cách phân biệt loại loa này trên thị trường.
Loa sub hay còn gọi là loa siêu trầm, có nhiệm vụ chính là xử lí những âm thanh tần số thấp, từ 20-200Hz (hay thường gọi là tiếng bass) trong các dàn âm thanh. Với loa sub trong bộ dàn, âm thanh của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ, sinh động hơn rất nhiều.
Ra đời từ những năm 1960 để tăng thêm những âm thanh trầm mạnh mẽ, mang đến âm thanh sinh động hơn, tới những năm 1970 thì loa sub đã trở nên phổ biến, chuyên sử dụng để tạo hiệu ứng trong các bộ phim về động đất, chiến tranh. Và đến những năm 2000 thì loa sub trở thành một thiết bị không thể thiếu trong các dàn âm thanh sân khấu, câu lạc bộ, các quán bar, karaoke... cho đến ngày nay.
Công dụng hiệu quả và tuyệt vời giúp cho loa sub góp mặt trong hầu hết các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp hiện nay, dù cho là âm thanh karaoke hay hệ thống loa hội trường thì cũng không thể nào thiếu sub. Khi trải nghiệm và nghe âm thanh nhiều chắc chắn bạn sẽ nhận ra lí do tại sao loại loa này lại quan trọng như thế.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại loa sub phổ biến:
- Loa sub hơi:
Người ta còn có thể gọi đây là loa sub thụ động (loa sub passive), đó là các loại loa sub được sử dụng như một chiếc loa bình thường trong hệ thống âm thanh, đó là cần phải có ampli để cung cấp công suất cho loa sub, công suất đủ lớn thì tiếng bass mới có thể ra tròn và chắc, âm thanh có độ sâu. Còn việc chọn công suất bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào độ nhạy cũng như kích cỡ phòng nơi bạn để loa. Chính vì sự phối ghép và căn cứ vào thông số kỹ thuật này mà loa sub hơi thường được sử dụng cho những ai có kiến thức về âm thanh, để có thể căn chỉnh và phối ghép hợp lý thiết bị này với amply một cách hài hòa, cho âm thanh hay nhất.
- Loa sub điện:
Còn nếu nói về hình dáng bề ngoài thì tùy theo trí tưởng tượng, mục đích sử dụng của nhà sản xuất muốn mang đến cho người dùng, mà loa sub có thể có các hình dáng thiết kế khác nhau. Thông dụng nhất vẫn là 3 kiểu thiết kế sau đây:
- Loa sub liền hộp: Kiểu thiết kế này được sử dụng nhiều trong các dàn âm thanh vừa và nhỏ, các quán bar, vũ trường... Đây là loại loa sub được thiết kế với một thùng kín bao bọc, chỉ có 1 đường tiếng để âm thanh từ loa phát ra.
- Loa sub có lỗ: Loa sub có lỗ được sử dụng nhiều trong các hệ thống âm thanh gia đình, có kích cỡ nhỏ gọn với một lỗ nhỏ ở dưới đường tiếng. Sở dĩ nhà thiết kế sử dụng phong cách này đó là vì nó giúp cho loa siêu trầm có thể chơi được âm thanh ở tần số thấp hơn, cũng như tạo được hiệu ứng âm thanh lan tỏa nghe hay hơn.
- Loa sub đẳng áp: đây là tên gọi của loại loa siêu trầm được thiết kế full đôi, gồm 2 loa thành phần đấu đầu vào nhau. Sở dĩ nhà sản xuất thiết kế như vậy đó là vì khi tín hiệu âm thanh phát ra, các sóng âm sẽ va chạm lẫn nhau trong một không gian rất nhỏ, tạo khả năng cộng hưởng âm, cho ra những tiếng bass cực mạnh và chắc. Chính vì thế mà các sân khấu biểu diễn, quán bar chơi nhạc mạnh thường ưa chuộng loại loa sub kiểu này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét