Thiết bị xử lí tín hiệu ngày càng phổ biến và thông dụng, không chỉ trong các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, mà còn ở cả các dàn âm thanh phổ thông. Nhờ khả năng tùy chỉnh tín hiệu âm thanh hiệu quả theo ý muốn, cũng như góp phần mang lại âm thanh tuyệt vời nhất truyền đến tai người nghe, các thiết bị này rất quan trọng đối với các dàn âm thanh.
Nếu như trước đây chúng ta chỉ có thể tùy chỉnh tín hiệu âm thanh ở các dải tần cố định (bass, mid, treble) một cách khá qua loa thì hiện nay, với các thiết bị xử lí tín hiệu, chúng ta có thể cắt, nén, kiểm soát âm thanh một cách chặt chẽ hơn. Chính bởi thế mà vai trò của các thiết bị này ngày càng quan trọng. Bài viết này mình sẽ cùng với các bạn tìm hiệu về các loại thiết bị xử lí tín hiệu thông dụng hiện nay- Echo, delay: hiệu ứng này có lẽ là phổ biến nhất với chúng ta, dễ dàng bắt gặp tại các dịp karaoke với bạn bè, người thân. Echo, delay là những hiệu ứng không thể thiếu trong những dàn âm thanh, đặc biệt là trong những nhu cầu ca hát. Với các thiết bị xử lí tín hiệu này, từ một âm thanh (voice) đơn giản, bạn có thể tạo ra thêm tiếng Echo (tiếng vọng), Delay (lập lại), Reverb (tiếng vang), Chorus (đồng ca) và rất nhiều hiệu ứng khác cho âm thanh của bạn (Multi effect).
Echo Alesis được nhiều người ưa chuộng
- Mixer (bộ trộn âm): người ta thường ví mixer là "trái tim" của một hệ thống âm thanh. Qua cách ví von đó có lẽ người dùng cũng hiểu được tầm quan trọng của mixer trong hệ thống âm thanh. Các thiết bị đóng vai trò nguồn phát âm thanh (micro, nhạc cụ, đầu DVD...) sẽ có nhiệm vụ truyền tín hiệu âm thanh vào mixer, qua mixer thì chúng ta có thể tùy chỉnh, cải thiện âm thanh của ca sĩ, nhạc cụ... qua những tần số bass, mid, treble sao cho âm thanh phong phú và hoàn thiện hơn.
Trước đây công nghệ chưa phát triển, chúng ta sẽ thấy chủ yếu là các loại mixer Analog (loại mixer "cơ", người dùng phải tận tay điều chỉnh khi có thay đổi). Nhưng hiện nay, để tiện lợi hơn thì các loại mixer kỹ thuật số (digital) ra đời. Với các loại mixer này thì người dùng chỉ cần 1 thiết bị công nghệ là có thể kết nối và điều chỉnh mixer từ xa một cách dễ dàng (có thể là laptop, tablet, smartphone...). Thậm chí nếu biết thêm về máy tính thì các bạn có thể xử lí thiết bị này một cách dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
- Compressor (Bộ nén tiếng): Khi một tín hiệu âm thanh hoạt động, đã được khuyếch âm và ra tới loa, thường bị biến dạng ít nhiều tùy theo thiết bị sử dụng. Sự dao động cơ học của màng loa gây ra nguyên nhân này. Đặc biệt là đối với những tiếng bass (âm trầm), nó sẽ khiến những âm thanh này kéo dài ra một mức độ nhất định, tạo nên những tiếng rền của loa, rất khó chịu. Chính vì thế compressor ra đời để khắc phục nhược điểm này. Nó sẽ đóng vai trò xử lý các tín hiệu trước khi tới ampli bằng cách cắt bớt đi một phần biểu thị hình sin của tần số âm thanh. Những thuật ngữ phổ biến khi sử dụng compressor đó là: Attach (tấn công), Release (thải), Threshold (ngưỡng), Limit (hạn chế).
Compressor Soundking SCL350 hiệu quả sử dụng rất tốt
- BBE (tên hãng sản xuất) hoặc Contour: Đây cũng là một thiết bị chuyên xử lý tín hiệu âm thanh. Nó sẽ tác động làm nở ra hoặc co vào 2 cạnh của đường biểu diễn hình sin, làm cho ta cảm nhận âm thanh có vẻ dầy hơn hoặc mỏng hơn ở những dải tần định trước. Đồ thị sau đây sẽ minh họa cách xử lí tín hiệu âm thanh của compressor và BBE:
Biểu đồ minh họa cách xử lí tín hiệu
Bên cạnh những thiết bị trên thì một dòng sản phẩm đang khá được ưa chuộng, chuyên để xử lí tín hiệu đó là các sản phẩm thuộc Series AP của thương hiệu Soundking.
Đây là Series các thiết bị xử lí âm thanh kỹ thuật số, được thiết kế hiện đại và tiên tiến bởi Soundking, gồm 3 sản phẩm: AP 2040, AP 3060, AP 4080, chỉ khác nhau ở cách kết nối đầu vào và đầu ra. Hiệu quả của các sản phẩm này thể hiện ở việc chuyển đổi âm thanh từ 24bit/48KHz và được hỗ trợ thêm 50 bộ lưu giúp người dùng thoải mái sử dụng. Các tính năng có trong dòng sản phẩm xử lí tín hiệu này bao gồm: each delay (xử lý độ trễ của âm thanh), nén tín hiệu bảo vệ cho loa, và cũng tích hợp như một bộ phân tần cho loa. Các thiết bị này được hỗ trợ kết nối với phần mềm máy tính qua cổng USB, người dùng có thể điều chỉnh chất lượng âm thanh một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất.
Với các hiệu quả tuyệt vời này, các thiết bị xử lí tín hiệu Series AP phù hợp với hầu hết các hệ thống âm thanh, góp phần tăng hiệu quả và cho khả năng xử lí âm thanh một cách hoàn hảo nhất.
Đó là đôi nét chính về những thiết bị xử lí tín hiệu trong hệ thống âm thanh đang thông dụng hiện nay. Hiểu về các thiết bị này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức mới cũng như các giải pháp hiệu chỉnh cho hệ thống âm thanh của mình. Để được tư vấn thêm về những thiết bị âm thanh, liên hệ hotline: 0949.076.789
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét