Những lợi ích của dàn âm thanh đồng bộ

Không phải mà ngẫu nhiên những nhà sản xuất lại cho ra đời những dàn âm thanh đồng bộ, mà lại không bán lẻ từng thiết bị để phối ghép thành một hệ thống âm thanh. Hãy đọc qua bài viết này trước khi quyết định mua một dàn âm thanh đồng bộ hoặc chọn mua riêng lẻ từng thiết bị.

Nếu để ý một chút chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng đa số các dàn âm thanh hiện nay thường sử dụng phối ghép giữa các thiết bị với nhau, chứ không sử dụng chung tất cả các thiết bị của cùng một hãng. Và hiệu quả âm thanh mang lại cũng rất ấn tượng. Tuy nhiên thì đây chưa phải là hiệu quả âm thanh tối ưu nhất, vì các chuyên gia trong lĩnh vực này khi nghiên cứu và dựa trên thực nghiệm đã chỉ ra rằng, những dàn âm thanh đồng bộ sẽ mang lại các lợi ích về tính thẩm mỹ, chất lượng âm thanh, khả năng kết nối, đơn giản và thuận tiện, các tiện ích đồng bộ. Bài viết này sẽ chia sẻ những lợi ích của dàn âm thanh đồng bộ

1. Chất lượng âm thanh

nhung loi ich cua dan am thanh dong bo

Đây được xem là yếu tố hàng đầu khi nhà sản xuất quyết định sản xuất những bộ dàn âm thanh. Họ đã tính toán rất kĩ lưỡng để các thiết bị trong bộ dàn hỗ trợ, tương tác lẫn nhau và mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất. Chính vì thế mà nếu thêm bớt hoặc thay thế một sản phẩm của thương hiệu khác vào, chắc chắn chất lượng âm thanh của bạn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Ngoài ra khi quyết định phối ghép các thiết bị âm thanh, chắc chắn các bạn phải là người am hiểu sâu rộng về các thiết bị âm thanh, nếu không chắc chắn sẽ mang lại những hậu quả khó lường. Ví dụ như các ampli rẻ tiền, công suất thấp thì sẽ không thể nào sử dụng cho các loại loa có công suất cao hơn, vì điều này lâu dài sẽ khiến hỏng cả ampli lẫn loa, tiền mất tật mang. 

2. Đồng bộ trong tính thẩm mỹ

Có lẽ rất nhiều người thắc mắc khi đọc yếu tố này, vì đã gọi là dàn âm thanh thì quan trọng nhất vẫn là chất lượng âm thanh mà hệ thống mang lại, chứ liên quan gì đến vẻ bên ngoài, tính thẩm mỹ? Đúng là như vậy, nhưng có lẽ quan điểm này giờ đã không còn phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện nay nữa rồi.
Cuộc sống cũng như công nghệ ngày càng phát triển, những thiết bị âm thanh, dàn âm thanh ngày nay không chỉ có nhiệm vụ phát ra những âm thanh thật hay, thật chất lượng nữa, mà quan trọng hơn là vẻ ngoài của nó phải đẹp, phải sang trọng, để có thể tôn lên đẳng cấp của người sở hữu nó.
Chính vì thế mà những dàn âm thanh đồng bộ, được thiết kế bổ trợ, tăng tính thẩm mỹ cho nhau sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Lúc này thì dàn âm thanh không đơn thuần chỉ phục vụ nhu cầu âm nhạc nữa, mà nó còn là nơi để người sở hữu thể hiện đẳng cấp, cá tính của mình với những vị khách ghé thăm và sử dụng dàn âm thanh.

3. Đồng bộ trong khả năng kết nối

loi ich cua dan am thanh dong bo

Đây là yếu tố rất quan trọng khi sử dụng các hệ thống âm thanh tại nhà. Công nghệ hiện đại mang lại cho người dùng những dàn âm thanh chất lượng hơn, loa không dây là một ví dụ. Trong các hệ thống loa không dây bao gồm các loa surround kết nối với các đầu ampli chuyên dụng. Chính vì thế mà cần phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các thiết bị này trong dàn âm thanh để mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất cho hệ thống của bạn. Ngoài ra khi sử dụng các thiết bị phối ghép không đồng bộ, rất có thể bạn sẽ phải tốn thêm công sức để bố trí dây dẫn rườm rà, phức tập. Và nếu công tác này không được chuẩn bị tốt, rất có thể dàn âm thanh của bạn sẽ bị mất công suất do dây dẫn âm thanh gây ra.

4. Đơn giản và thuận tiện sử dụng

Cũng giống như bất kì sản phẩm nào khác, nhà sản xuất đã sản xuất sao cho tối ưu nhất các yếu tố, để mang lại sản phẩm tốt nhất cho người dùng, cũng như dễ dàng bán sản phẩm. Một dàn âm thanh đồng bộ khi sử dụng bạn chỉ cần cắm điện và làm theo hướng dẫn được kèm theo, còn nếu sử dụng một hệ thống âm thanh gồm các thiết bị phối ghép thì chắc chắn cần có một kiến thức âm thanh vững vàng, để tránh những hậu quả xấu như cháy nổ các thiết bị do kết nối dây không đúng.

5. Các tiện ích đồng bộ

Đây là một khả năng tương đối mới lạ so với nhiều người sử dụng. Nhưng đây được xem là một tính năng rất hữu ích và lợi thế so với các dàn âm thanh phối ghép. Ví dụ như các dàn âm thanh của hãng Sony khi kết hợp cùng TV Bravia qua một kết nối HDMI duy nhất, với tính năng Bravia Sync, người dùng có thể tắt hoặc mở toàn bộ thiết bị chỉ bằng một lần bấm duy nhất. Với tính năng kết nối internet, chiếc TV này còn là nơi để bạn khám phá thế giới âm nhạc với ứng dụng Zing, Thanhnienonline, Youtube hay kết nối qua Facebook, Skype với chất lượng hình ảnh và âm thanh “cực chuẩn”.
Đó là những lợi ích của dàn âm thanh đồng bộ mang lại cho các bạn. Tuy nhiên thì những hệ thống nay thường của những nhà sản xuất lớn như Sony, Samsung... và có giá thành tương đối cao. Nếu có điều kiện thì những bộ dàn này sẽ rất tuyệt vời cho không gian âm nhạc của gia đình bạn. Còn nếu không hãy tìm hiểu kỹ càng về các thiết bị để chọn mua những sản phẩm rẻ tiền hơn để phối ghép thành dàn âm thanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét