Nguồn cấp điện cho hệ thống âm thanh (P.1)


Một hệ thống âm thanh (dàn âm thanh) hay, chất lượng, thì luôn cần phải có các thiết bị âm thanh thực sự tốt. Tuy nhiên không chỉ vậy là đã đủ để chúng ta thưởng thức được âm thanh hay mà hệ thống này phát ra. Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa đó là phải có một nguồn cấp điện cho hệ thống âm thanh thực sự chất lượng, có như vậy các thiết bị âm thanh giá trị của bạn mới có thể phát huy được hết khả năng khi trình diễn.

Nguồn cấp điện là yếu tố ít ai chú ý khi sử dụng hệ thống âm thanh. Nhưng nếu quan sát kĩ thực tế thì chúng ta sẽ dễ dàng nhật thấy vai trò quan trọng của thiết bị này trong hệ thống, vì nếu nguồn cấp điện không được đảm bảo thì chắc chắn hệ thống âm thanh của bạn sẽ không phát huy hết giá trị, và đôi lúc nếu sự thiếu ổn định này diễn ra liên tục sẽ gây cháy, hư hỏng các thiết bị âm thanh.
nguon cap dien cho he thong am thanh

Tại sao phải sử dụng lọc điện 

Nếu bạn đã đầu tư vào các thiết bị âm thanh giá trị như loa, ampli hoặc một mixer "xịn" rồi thì tại sao lại phải tiếc khi chi thêm một chút cho thiết bị lọc điện để đảm bảo nguồn cấp điện cho dàn âm thanh của mình? Những dàn âm thanh cao cấp sẽ luôn chú ý đến yếu tố này, họ sẽ sử dụng lọc điện để đảm bảo nguồn điện sử dụng luôn "sạch" và ổn định.
cap dien cho he thong am thanh

Có một sự ví von hài hước giữa những người trong ngành âm thanh đó là thiết bị lọc điện được ví như là nguồn "thức ăn" của các thiết bị âm thanh, nguồn "thức ăn" này phải "vệ sinh" thì các thiết bị này mới đủ sức khỏe "trình diễn" được. Nói vui như vậy nhưng qua đó có thể thấy tầm quan trọng của thiết bị lọc điện trong hệ thống.

Sự thiếu ổn định của nguồn cung cấp điện

Ở nước ta, thông thường thì nguồn điện từ các nhà máy phát điện sẽ được truyền tải đi qua các trạm biến thế (tăng thế, giảm thế) mới được truyền đến các hộ sử dụng. Và thực tế thì mạng lưới điện quốc chưa của nước ta chưa thực sự ổn định, thường xuyên xảy ra các hiện tượng nhiễu điện, không đủ điện 220V, thường xuyên tăng giảm một cách đột ngột. Và đương nhiên nếu các hiện tượng này diễn ra một cách thường xuyên thì chắc chắn các thiết bị loa, ampli không thể nào chống chịu nổi, dẫn đến hư hỏng là chuyện bình thường. Ngoài ra, tần số 50Hz của dòng điện xoay chiều khi khảo sát thực tế, luôn thay đổi thất thường, đôi khi lên xuống đến 3 – 5%, không chỉ ảnh hưởng tới trình diễn mà còn làm giảm tuổi thọ của các thiết bị.
dien cho he thong am thanh
Các hiện tượng nhiễu điện này nếu chỉ xảy ra lẻ tẻ thì sẽ không có gì đáng kể, nhưng nếu diễn ra thường xuyên thì sẽ thực sự là một vấn đề đáng quan tâm. Các hiện tượng nhiễu điện này sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến các thiết bị âm thanh nhạy cảm. Ngoài ra, ảnh hưởng nhiễu này còn do chính những thiết bị điện, điện tử gây ra. Trên đường truyền đến các hộ gia đình, thì ngoài việc đi qua các trạm biến thế, nguồn điện quốc gia còn được truyền qua các hộ gia đình nằm gần hơn. Chính các thiết bị như đèn huỳnh quang và máy tính là những thủ phạm chính gây nên những xung điện gây nhiễu. Chưa kể đến những hệ thống máy ở gần những cơ sở sản xuất, thường xuyên có máy hàn, máy gia công cơ khí hoạt động thì thật là… “tai họa”! Bạn có thể nhận biết dễ dàng các dấu hiệu của hiện tượng nhiễu điện thông qua các âm thanh lốp bốp, tách tách... phát ra từ các công tắc đèn, khi máy bơm nước hoặc tủ lạnh khởi động, hoặc là những tiếng vo ve do ảnh hưởng của đèn huỳnh quang trong phòng. Những loa có độ nhạy từ 90dB trở lên thì những tiếng vo ve này càng dễ nhận biết. Nhiễu điện tần số cao còn gây những tác động ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và âm thanh gây méo tiếng. Một nguồn điện bị xung nhiễu và không ổn định sẽ làm âm bass phát ra thiếu sức, âm hình hẹp, bức tranh âm thanh mờ nhạt (vị trí của từng nhạc cụ và ca sĩ không rõ ràng), hệ thống trình diễn thiếu linh hoạt, âm treble và mid nhòe…

Nhiễu điện do chính các thiết bị trong hệ thống âm thanh gây ra

Theo thói quen của nhiều người, khi sử dụng ổ cắm cho các dây nguồn của thiết bị âm thanh thì sẽ sử dụng một loại thiết bị có nhiều ổ cắm và cắm tất cả các thiết bị âm thanh của mình vào thiết bị này. Chính điều này sẽ tạo nên các hiện tượng gây nhiễu điện bởi các thiết bị trong hệ thống âm thanh. Các thiết bị digital với công việc xử lý tín hiệu kỹ thuật số phức tạp thường sẽ được cho là gây nhiễu nhiều nhất, tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng, các thiết bị analog cũng tạo nhiễu không kém những thiết bị này. Để khắc phục thực trạng này, người ta sẽ sử dụng một Power Conditioner, các ổ cắm dành cho các thiết bị trong hệ thống hoàn toàn độc lập với nhau, đảm bảo việc dòng điện đi từ Power Conditioner đến thẳng từng thiết bị một trong hệ thống.

Dây cáp nguồn

day nguon cho he thong am thanh

Ngoài các yếu tố trên như thiếu lọc điện, nhiễu điện do nguồn cấp, nhiễu điện do các thiết bị trong hệ thống... thì một yếu tố cũng khá quan trọng nữa đó là dây nguồn mà chúng ta sử dụng cho các thiết bị âm thanh. Dòng điện cũng tương tự như tín hiệu âm thanh. Để tín hiệu từ phần nguồn digital đến bộ khuếch đại âm thanh rồi từ ampli ra loa hoàn toàn giữ nguyên được sắc thái, độ trung thực, không bị méo tiếng thì dây tín hiệu phải có chất lượng thật tốt. Cũng tương tự như thế, với các thiết bị xử lý đã làm cho nguồn điện được ổn định, cân bằng thì cần có thêm một bộ dây cấp nguồn thật tốt để truyền tải hoàn toàn nguồn điện này đến các thiết bị âm thanh trong hệ thống. Các loại cáp nguồn chuyên dụng thường sẽ có 3 chân để đảm bảo việc tiếp xúc giữa đầu cắm và phích cắm điện. Nếu dây cáp nguồn không được tốt thì dòng điện "sạch" của bạn 
cũng bị giảm chất lượng rất nhiều.
Các yếu tố trên là những tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến nguồn cấp điện cho hệ thống âm thanh của bạn. Ở bài viết này mình sẽ chỉ giới thiệu đến các bạn những tác nhân gây hại này, bài viết tiếp theo sẽ là cách khắc phục các yếu tố này bằng thiết bị chuyên dụng. Chúc các bạn sẽ có được những kiến thức mới sau khi đọc bài viết này. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét