Loa là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống âm thanh của bạn, với nhiệm vụ phát tín hiệu nhận được từ các thiết bị khác thông qua dây dẫn, thành âm thanh truyền đến tai người nghe. Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội và những đòi hỏi ngày càng cao của con người thì loa phải đơn giản hơn nữa, và người ta đã bắt đầu phát triển và chế tạo ra loa không dây. Bài viết này sẽ chia sẻ Đôi nét về loa không dây cho mọi người hiểu về thiết bị này.
Trước tiên thì cần phải làm rõ định nghĩa và tên gọi của loại loa này. Loa không dây ở đây không có nghĩa là là không cần dây loa truyền tín hiệu, vì nếu tín hiệu không thể truyền đến loa thì làm sao có thể phát ra âm thanh để người nghe có thể nghe được. Tuy nhiên thay vì phải mắc dây một cách phức tạp như các hệ thống âm thanh cũ thì ở hệ thống loa không dây, người ta sẽ dùng một thiết bị trung gian để truyền tín hiệu âm thanh, giúp đơn giản hóa quá trình truyền tín hiệu cũng như tránh việc phải mắc chi chít dây trong không gian phòng bạn. Và như vậy trong hệ thống loa không dây sẽ cần có một bộ phát (transmitter) và một bộ nhận (receiver) không dây.
Loa không dây trong hệ thống HTIB
Các hệ thống loa không dây thì thường được dùng phổ biến trong các gia đình, nhờ vào sự gọn nhẹ và sang trọng của nó, với tên gọi HTIB (Home Theater-in a Box), trong đó loa surround-loa phát âm thanh dạng bao quanh (hay dạng vòm) thường sẽ được sử dụng làm loa không dây. Trong thiết kế dạng này, bộ phận trung tâm của hệ thống âm thanh được tích hợp một ampli được đấu nối trực tiếp với loa trước trái, trung tâm, phải, còn các tín hiệu surround sẽ được bộ phát chuyển riêng tới ampli thứ cấp. Ampli này sẽ chuyển các tín hiệu thành tín hiệu âm thanh và gửi tới các loa surround không dây thông qua dây nối trực tiếp. Và vì thế nói loa không dây ở đây có nghĩa là thay vì các loa surround trong các dàn âm thanh khách phải nối trực tiếp đến bộ phận trung tâm (đầu đọc và ampli) thì trong hệ thống này chỉ cần nối dây vào bộ phận nhận không dây. Và chúng ta vẫn sẽ phải cung cấp một nguồn điện cho bằng một dây nguồn cho thiết bị này để nó có thể hoạt động.
Và như vậy thì hệ thống loa không dây ở đây sẽ giúp người sở hữu nó bớt được công việc nối dây từ nguồn phát chính đến các loa surround nằm phía sau, nhưng các loa này vẫn sẽ phải sử dụng dây nối để nhận tín hiệu từ ampli thứ cấp. Tuy đã đơn giản hơn hệ thống âm thanh bình thường nhưng nó vẫn chưa làm người dùng thỏa mãn, và họ đã chế tạo ra những thiết bị hiện đại hơn, đó là tích hợp sẵn ampli thứ cấp vào các loa surround này, và lúc này thì chỉ cần cung cấp nguồn điện cố định cho các loa này hoạt động chứ không phải nối dây như phương án ban đầu. Việc tích hợp sẵn ampli thứ cấp vào các loa surround tuy làm cho chúng phải cần một nguồn điện cố định để cung cấp điện, làm giảm sự linh hoạt trong vị trí đặt loa của người dùng, nhưng nó vẫn tốt hơn so với phương án đặt riêng ampli thứ cấp như ban đầu, sẽ phải kéo dây từ nguồn phát chính.
Sơ đồ kết nối của hệ thống hometheater với các loa surround không dây
Để giải quyết sự bất tiện này, người ta nghĩ ra một giải pháp mang tính thực tế hơn và đang dần trở nên thông dụng trong thiết kế hệ thống loa không dây hiện nay đó là tích hợp bộ truyền nhận trong loa siêu trầm chủ động. Lý do đó là loa siêu trầm luôn phải được cung cấp một nguồn điện riêng biệt để hoạt động nên việc tích hợp thêm một bộ phận nhận không dây và một ampli thứ cấp không làm thay đổi thiết kế cũng như cũng không phải là công việc quá khó khăn với người sản xuất.
Và như vậy là các bất tiện trong hệ thống loa không dây đã được khắc phục, đây là thiết kế đang ngày càng được ưa chuộng, nhất là các hệ thống loa thanh (soundbar) do thường chỉ có 2 phần chính: loa thanh chính và loa siêu trầm rời. Mặc dù vẫn còn phải sử dụng nguồn điện riêng biệt cho 2 loa này nhưng sự sắp xếp như vầy đã khiến hệ thống loa không dây ngày nay đơn giản hơn rất nhiều nhờ việc loại bỏ được công đoạn nối dây từ loa thanh đến loa trầm cũng như bản chất linh hoạt của vị trí âm trầm ít phụ thuộc vào vị trí cố định. Điều này giúp cho các hệ thống loa không dây ngày càng được ưa chuộng hơn các hệ thống loa truyền thống, sử dụng dây nối như trước, vì trong hệ thống loa không dây chỉ yêu cầu 2 vị trí cắm nguồn, còn đối với hệ thống âm thanh thông thường cần đến 5, 7 vị trí.
Và đó là tất cả về hệ thống loa không dây. Nếu bạn muốn sở hữu một hệ thống như vậy thì trước tiên bạn nên hiểu rằng, không dây không có nghĩa là "không cần dây" mà thay vào đó, việc đi dây, kết nối loa trong hệ thống sẽ đơn dản và tiện lợi hơn rất nhiều so với việc phải chạy dây khắp phòng, gây mất thẩm mĩ cho căn phòng của bạn. Hy vọng những điều mình chia sẻ sẽ mang lại những kiến thức mới cho các bạn, hỗ trợ trong công việc cũng như trong chính hệ thống âm thanh của gia đình bạn.
Để được tư vấn chi tiết hơn nữa về các thiết bị âm thanh, liên hệ:
Minh Thanh Piano, nhà phân phối thiết bị âm thanh thương hiệu Soundking: loa thùng, loa hội trường, micro, ampli...nhập khẩu chính hãng với giá thành cạnh tranh, chế độ bảo hành, bảo trì chính hãng. Hotline: 0949.076.789
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét